hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Khoai tây thành phần và dinh dưỡng

Khoai tây thành phần và dinh dưỡng

Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa.

Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic3,5-dicaffeoylquinic. (Wikipedia)

 

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Trong khoai tây chiếm phần lớn là nước, ngoài ra các thành phần chủ yếu của khoai tây bao gồm carbs, protein và một lượng chất xơ vừa phải, đặc biệt khoai tây hầu như không có chất béo. Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp.

Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%. (Wikipedia)

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g

  • Nước: 77%
  • Năng lượng: 77 kcal
  • Cacbohydrat: 17.47 g
  • Tinh bột: 15.44 g
  • Chất xơ: 2.2 g
  • Chất béo: 0.1 g
  • Chất đạm: 2 g
  • Vitamin B1: 0.08 mg
  • Vitamin B2: 0.03 mg
  • Vitamin B3: 1.05 mg
  • Vitamin B5: 0.296 mg
  • Vitamin B6: 0.295 mg
  • Folate (Vitamin B9): 16 μg
  • Vitamin C: 19.7 mg
  • Vitamin E: 0.01 mg
  • Vitamin K: 1.9 μg
  • Canxi: 12 mg
  • Sắt: 0.78 mg
  • Magiê: 23 mg
  • Mangan: 0.153 mg
  • Phốt pho: 57 mg
  • Kali: 421 mg
  • Natri: 6 mg
  • Kẽm: 0.29 mg


2. Những tác dụng của dứa đối với sức khỏe

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Tăng huyết áp là bệnh phổ biến và cũng là một trong những yếu tố chính gây bệnh tim mạch. Trong khoai tây có chứa hàm lượng kali cao giúp cải thiện các tình trạng cao huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số chất khác có trong khoai tây như axit chlorogenic và kukoamine cũng có thể hạ huyết áp xuống mức thấp hơn.
  • Cải thị sức khỏe: Khoai tây rất giàu các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoidaxit phenolic. Các hợp chất ngăn chặn các gốc tự do hoạt động mạnh. Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Một nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa có trong khoai tây có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư gan và ruột kết.
  • Trong giảm cân và ăn kiêng: Khoai tây là loại thực phẩm giàu carb, khoai tây có khả năng gây no nhanh chóng, kéo dài cảm giác no sau bữa ăn lâu hơn với các loại carbs khác, làm giảm các cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó góp phần kiểm soát và giảm cân hiệu quả, nhất là những người thừa cân, béo phì. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong khoai tây còn chứa một loại protein đặc biệt, có tên là proteinase 2 (PI2). Đây là một chất ức chế, giúp ngăn chặn các cơn thèm ăn.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Trong khoai tây có chứa tinh bột kháng, là loại tinh bột không bị phá vỡ và được hấp thụ hoàn toàn khi vào cơ thể. Tinh bột kháng khi đi đến ruột già sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong ruột. Tinh bột kháng có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, trong đó có khả năng giảm kháng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Giảm stress: Khoai tây có thể giúp cơ thể xoa dịu những cơn stress nhờ vào các vitamin, nhất  là vitamin B6 có trong khoai tây. Khoai tây cũng có nhiều tác dụng giúp cơ thể sản xuất ra các hormone có ích, giúp cơ thể giảm căng thẳng ở não và tạo giấc ngủ sâu hơn.

 

3. Lưu ý khi sử dụng khoai tây

  • Không ăn khoai tây mọc mầm: Khoai tây mọc mầm có chứa solaninechaconine. Chúng là các loại chất độc gây hại cho hệ thần kinh, có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài. Do đó, bạn không nên sử dụng khoai tây khi nó đã mọc mầm.
  • Không sử dụng khoai tây bị héo hoặc bị xanh: Khi khoai tây để quá lâu hoặc do tiếp xúc nhiều với ánh sáng, nó sẽ có tình trạng bị héo hoặc bị xanh. Với những loại khoai này, nồng độ solanine thường tăng cao gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.
  • Không sử dụng vỏ khoai: Trong vỏ, mầm, phần xanh của khoai tây có chứa chất alkaloid. Đây là chất độc có khả năng gây hại cho sức khỏe và ngộ độc nếu tích tụ nhiều. Do vậy, chúng ta cần lưu ý gọt sạch vỏ trước khi sử dụng.
  • Nhiễm độc Acrylamide: Hàm lượng Acrylamide được tìm thấy nhiều ở khoai tây chiên. Theo nhiều nghiên cứu, chất này được đánh giá là một trong yếu tố có thể gây ung thư. Vì thế, bạn nên ăn khoai tây chiên với liều lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều để đảm bảo cho sức khỏe.


4. Cách làm sạch khoai tây và các chất độc

Sau khi gọt vỏ khoai tây, chúng ta ngâm khoai trong nước khoảng từ 15-30 phút. Việc ngâm khoai trong nước sẽ giúp khoai tránh được tình trạng bị thâm, nâu do phản ứng của tinh bột với không khí và ánh sáng. Ngoài ra, việc này còn giúp giảm chất acrilamit có hại cho cơ thể có trong khoai tây.

 

5. Những người không nên ăn khoai tây

  • Người bụng yếu: Khoai tây có tác dụng nhuận tràng, nên đối với những người yếu bụng không nên ăn nhiều khoai tây vì dễ gây tiêu chảy.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Khoai tây là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, hợp chất carbohydrate có trong khoai tây khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng (đường). Người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai tây nhiều sẽ khiến tinh trạng bệnh nặng hơn.
  • Người dị ứng khoai tây: Những người bị dị ứng khoai tây khi ăn có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không nên ăn nhiều khoai tây. Vì dễ dẫn chứng đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng và thai nhi.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook