hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể

Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể

Vitamin là những hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người.

 

Vitamin là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động đúng đắn của quá trình trao đổi chất. Là một loại vi chất vô cùng quan trọng, mà cơ thể không thể tự sản sinh đủ, cần phải bổ sung từ thức ăn hàng ngày.

Vitamin là những chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tăng trưởng và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các vi chất này còn giúp duy trì sự tỉnh táo và năng lượng tràn đầy.

Thiếu vitamin trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi hoặc khả năng miễn dịch yếu. Do đó, cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng hoặc sử dụng các chất bổ sung khi cần thiết để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

 

1. Phân loại vitamin

Vitamin được chia thành 2 nhóm chính, ở người có 13 loại vitamin: 4 tan trong chất béo và 9 tan trong nước

  • Vitamin tan trong nước gồm các vitamin nhóm B và C phức hợp (vitamin B6, vitamin B12 và folate): Cần phải hòa tan trong nước trước khi chúng được cơ thể hấp thụ, đó cũng là lý do mà chúng không thể được tích trữ trong cơ thể. Bất kỳ loại vitamin hòa tan trong nước nào mà cơ thể không thể sử dụng hết sẽ mất dần qua đường nước tiểu.
  • Vitamin tan trong chất béo gồm các vitamin nhóm A, D, E, K: Những vitamin nay được lưu trữ chủ yếu trong mô mỡ của cơ thể và gan. Các vi chất này có thể tồn tại trong vài tháng cho đến khi cơ thể cần sử dụng. Đồng thời, chúng phải được tiêu thụ cùng với chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ hiệu quả nhất.

 

2. Công dụng của các loại vitamin

  • Vitamin A (Retinol):  là chất tan trong dầu và có nhiều công dụng quan trọng đối với cơ thể như: hỗ trợ thị lực, tham gia vào sự phát triển của xương, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng da, tóc, móng,… Trong thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt bí đỏ, cải xoăn, các loại rau nhiều chất lục, gan, sữa và sản phẩm từ động vật. Nếu cơ thể thiếu vitamin A, có thể xảy ra các vấn đề như quáng gà (chứng mù đêm), da, tóc, móng kém, hệ miễn dịch yếu, phát triển chậm và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Vitamin B1 (Thiamin): Là một loại vi chất giúp cung cấp năng lượng cho hệ tim mạch, duy trì sự hoạt động bình thường của tim và hệ thống thần kinh. Giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ, cải thiện tư duy và tăng khả năng tập trung. Những thực phẩm giàu vitamin B1 như: các loại hạt, sữa bột, men bia, yến mạch, thịt, cá và trứng.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của làn da và niêm mạc, giúp giảm nguy cơ viêm loét miệng và lưỡi, cũng như bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các gốc tự do. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Nguồn cung cấp chính của vitamin B2 bao gồm thịt, sữa, trứng, hạnh nhân và phô mai.
  • Vitamin B3 (Vitamin PP): Đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn nạp vào cơ thể thành năng lượng có thể sử dụng được và giúp các tế bào của cơ thể thực hiện được các phản ứng hóa học quan trọng. Do tính chất tan trong nước nên cơ thể không dự trữ loại vitamin này, đó chúng ta cần nạp vitamin B3 hàng ngày. (Vitamin PP còn có tên gọi khác là niacinamide hay nicotinamide)
  • Vitamin B5 (Axit Pantothenic): Giúp giảm mức cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vitamin B5 có tác dụng chống lão hóa bằng cách bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nguồn cung cấp vitamin B5 khá phong phú bao gồm trứng, thịt, cá, phô mai, ngũ cốc, bắp cải, bông cải xanh và nhiều thực phẩm khác.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): Quan trọng trong sức khỏe tim mạch và hệ thống mạch máu. Điều này giúp duy trì sự linh hoạt của thành mạch máu, đảm bảo độ thông thoáng của các động mạch, kiểm soát mức cholesterol trong máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Vitamin B6 giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách duy trì cân bằng các khoáng chất hình thành sỏi trong cơ thể. Nguồn cung cấp chính của vi chất này bao gồm chuối, đậu đỏ, đậu nành, ngũ cốc nguyên cám, thịt bò và gà.
  • Vitamin B7 (Biotin, Vitamin H): Quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của tóc, da, hệ thần kinh, giúp giảm tình trạng chân tay tê cứng. Hơn nữa, biotin cũng hỗ trợ giảm triệu chứng vảy đỏ quanh mắt, miệng và mũi. Vitamin B7 có nhiều trong trứng, sản phẩm từ sữa, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, chuối và thịt gia cầm.
  • Vitamin B9 (axit folic, axit folinic): Rất cần thiết ở phụ nữ mang thai, vì có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu thiếu Vitamin B9. Vì thế thường được khuyến nghị bổ sung axit folic trước khi mang thai. Thực phẩm giàu vitamin B9 như: lá các loại rau, các loại đậu, gan, men làm bánh, sản phẩm từ ngũ cốc và hạt hướng dương, trái cây thì có cam và bưởi.
  • Vitamin B12 (Cobalamin): Quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vi chất này hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và não bộ, giúp duy trì sức khỏe toàn diện. Nguồn cung cấp chính của vitamin B12 bao gồm gan động vật, cá, heo và gia cầm.
  • Vitamin C (axit ascorbic): Tác dụng rất đa dạng với cơ thể, Nó thúc đẩy tổng hợp collagen, giúp da trở nên hồng hào và ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn. Vi chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh cho các mô cơ thể, bao gồm cả nướu răng và xương. Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và có khả năng tăng hấp thụ sắt khi kết hợp với thực phẩm chứa sắt trong chế độ ăn uống. Nguồn cung cấp chính của vitamin C bao gồm sữa, rau quả tươi, cam, chanh, dâu tây, rau muống, rau ngót và nhiều loại trái cây họ cam như ổi, bông cải xanh, ớt chuông và nhiều thực phẩm khác.
  • Vitamin D: Đóng vai trò quan trọng trong hệ tim mạch, giúp ổn định mạch máu. Loại chất này còn hỗ trợ kích thích sự phát triển của xương và giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi và photphat trong đường ruột. Thiếu vitamin D dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như: còi xương ở trẻ nhỏ, xương sống cong và tình trạng chậm mọc răng. Nguồn cung cấp chính của vitamin D bao gồm sữa chua, phô mai, ngũ cốc, nấm đông cô, cá hồi, cá mòi và dầu gan cá. Ngoài ra, cơ thể con người có khả năng tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
  • Vitamin E: Quan trọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm vết nhăn, bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Khi cơ thể thiếu chất này có thể gây ra rối loạn thần kinh, bao gồm cử động mất kiểm soát và nói lắp. Nguồn cung cấp chính của vitamin E bao gồm các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, quả phỉ, hạt thông, cá hồi, bơ, quả bơ, và các sản phẩm từ sữa.
  • Vitamin K1 (Phytomenadion): Có tác dụng giảm nguy cơ chảy máu không kiểm soát (máu khó đông), giảm đau tim và nguy cơ tai biến mạch máu não. Loại vitamin này có nhiều trong các loại rau xanh như cải, bông cải và cũng có thể được tìm thấy trong dầu thực vật như dầu đậu nành và các loại trái cây như bơ, kiwi và nho.

 

Mỗi loại vitamin lại có vai trò riêng, tham gia vào các quá trình chuyển hóa, sinh học phục vụ cho hoạt động sống. Có thể tóm gọn vai trò của các loại vitamin với con người như sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa và điều trị bệnh.
  • Là thành phần thiết yếu để tạo nên tế bào, giúp duy trì sự sống và đảm bảo sự phát triển của tế bào.
  • Tăng cường chức năng của hệ thần kinh và tim mạch.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng sử dụng cho tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể.
  • Bảo vệ cơ thể tránh sự tấn công của tác nhân gây bệnh, hỗ trợ phục hồi nhanh tổn thương.


Mỗi loại thực phẩm lại chứa lượng vitamin và loại vitamin nhất định, vì thế mỗi người cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để bổ sung đủ dưỡng chất này. Việc thiếu hụt bất cứ loại vitamin nào cũng ảnh hưởng đến các quá trình diễn ra trong cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tăng nguy cơ bệnh lý.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook