hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm

Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm

Protein còn được gọi là chất đạm gồm nhiều amino acid liên kết lại với nhau. Protein là thành phần chủ yếu để cấu tạo nên gen di truyền và nhiễm sắc thể.

Protein được hình thành từ các axit amin liên kết lại với nhau, có 23 loại axit amin để tổng hợp thành protein, vì vậy Protein chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Protein rất dễ bị thoái hóa (mất) khi các liên kết axit amin bị phá hủy.

chất đạm (protein)


Axit amin có 2 nhóm chính là loại thiết yếu và không thiết yếu

  • Axit amin thiết yếu: Có khoảng 9 loại mà cơ thể không thể tự tổng hợp được và phải nạp bằng thức ăn. Nếu thiếu cơ thể sẽ không hoạt động ổn định được.
  • Axit amin không thiết yêu: Có 14 loại và cơ thể có thể tự tổng hợp hoặc thông qua ăn uống.


Protein là thành phần cấu trúc, có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình sinh học như: duy trì, tái tạo cơ thể. Chúng còn tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Việc bổ sung Protein hàng ngày là vô cùng cần thiết. Một số tình trạng sức khỏe thường gặp do thiếu hụt Protein như: suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, hay ốm đau, chậm lớn, người gầy ốm,…

 

1. Tác dụng của protein với cơ thể

  • Protein bảo vệ cơ thể và tăng cường sức khỏe miễn dịch: Protein có vai trò tổng hợp cấu tạo nên các tế bào bạch cầu. Bạch cầu có vai trò như lớp bảo vệ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng sản xuất các loại Protein khác là interferon có khả năng chống lại virus cùng nhiều tác nhân gây bệnh khác. Nếu cơ thể không thể hấp thu protein dẫn đến hệ miễn dịch giảm, hay mắc bệnh.
  • Tạo khung tế bào, duy trì các mô và phát triển cơ thể: Protein đối với cơ thể là xây dựng, tăng trưởng và duy trì, sửa chữa các mô. Do đó, cơ thể cần được bổ sung lượng protein đầy đủ liều lượng và đúng cách. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung protein cho những người bệnh, người hồi phục sau chấn thương, phẫu thuật, phụ nữ mang thai và mẹ đang con cho con bú.
  • Tham gia vận chuyển oxy và lưu trữ các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu qua máu. Từ đó, protein vận chuyển những chất dinh dưỡng qua các mô và tế bào. Oxy được lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào trong cơ thể nhờ sự vận chuyển của Protein Hemoglobin có trong tế bào hồng cầu.
  • Tạo ra phản ứng sinh hóa: Protein cùng với các enzyme tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể như: tiêu hóa thức ăn, co thắt cơ, quá trình đông máu, sản xuất năng lượng,...
  • Xây dựng, định hình cấu trúc mô tế bào: Chức năng của protein còn là xây dựng, tạo nên cấu trúc của tế bào, đặc biệt là khối cơ. Theo đó, nếu cơ không được cung cấp đủ protein sẽ không phát triển chắc khỏe được. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ biếng ăn kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc.
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Có 3 nguồn chính cung cấp năng lược cho cơ thể là, Protein (1g protein chứa 4 calorie), carbohydrate/chất bột đường (1g carbohydrate chứa 4 calorie), lipid/chất béo (1g chất béo chứa 9 calorie). Tuy nhiên, năng lượng đến từ chất béo và carbohydrate hiệu quả hơn so với protein.
  • Giúp trao đổi chất tốt hơn: Protein có tác dụng “kích thích” quá trình trao đổi chất của cơ thể. Muốn tiêu tốn được protein cần phải đốt cháy rất nhiều năng lượng so với carbohydrate và chất béo. Điều này là tín hiệu tốt cho những ai đang có nhu cầu giảm cân, hay đốt cháy mỡ thừa. Lý giải về việc vai trò chất đạm có thể phát huy tốt nhất trong trường hợp này chính là do hiệu ứng nhiệt của thực phẩm – TEF.
  • Protein cân bằng pH trong cơ thể: Protein giống như chất đệm giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển ion dễ dàng hơn. Ngoài cân bằng pH, Protein cũng kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp cân bằng và điều hòa nước trong cơ thể. Vai trò này thấy rõ khi lượng Protein trong máu thấp, nước bị ứ đọng trong các mô và tế bào dẫn đến hiện tượng phù nề.

 

2. Những nguồn thực phẩm cung cấp Protein (đạm)

  • Thực phẩm nguồn gốc động vật: thịt, cá, trứng, sữa, hải sản là nguồn protein quý, nhiều về số lượng, và cân đối hơn về thành phần và đậm độ amino axit cần thiết cao. Hải sản không những giàu Protein mà hàm lượng chất béo bão hòa thấp vô cùng phong phú, nhất là omega-3.
  • Thực phẩm nguồn gốc thực vật: Hàm lượng các amino axit cần thiết trong ngũ cốc, đậu tương, gạo, mì, ngô, các loại đậu khác,... Đậu nành là một protein thực vật cung cấp nhiều acid amin thiết yếu. Các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất  trong đậu này giúp phòng chống ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các protein được cung cấp từ mầm lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám rất phong phú và chất lượng cao, 26g ngũ cốc chứa tới 6g protein


Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, viết tắt WHO) khuyến nghị, liều lượng chất đạm tối thiểu cần cung cấp cho cơ thể nên được tính dựa trên trọng lượng cơ thể là 1g/kg cân nặng/ngày, từ đa dạng và cân đối các nguồn thực phẩm trong tự nhiên. Ví dụ, một người nặng 50kg cần cung cấp cho cơ thể tối thiểu khoảng 50g đạm/ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý về thận, cơ thể sẽ cần lượng đạm ít hơn.

* Bảng tổng hợp hàm lượng protein trong một số thực phẩm

Thực phẩm Hàm lượng protein (g/100g)
Thịt và gia cầm 18-25
Cá và động vật có vỏ 17-19
Trứng 12
Phô mai 20-30
Sữa và sữa chua 3-4
Hạt có dầu 15-25
Đậu (nấu chín) 7-9
Nước đậu nành và sữa chua 3-4

 

3. Ưu và nhược điểm giữa protein động vật và thực vật

Chất đạm được phân làm 2 loại là chất đạm có nguồn gốc thực vật (còn gọi là đạm thực vật) và chất đạm có nguồn động vật (còn gọi là đạm động vật).

Sự khác nhau giữa chúng được thể hiện trong bảng sau:

  Đạm động vật (chất đạm đủ) Đạm thực vật (chất đạm thiếu)
Nguồn thực phẩm Các loại thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, ốc… Các loại rau, quả, hạt, ngũ cốc, khoai…
Giá trị dinh dưỡng – Chứa nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 15 – 40% trọng lượng thức ăn

 

– Có đủ 9 loại axit amin cần thiết cơ thể cần, tỷ lệ các axit amin cân đối

– Chỉ chiếm từ 3% – 10% trọng lượng thức ăn

 

– Hầu hết các thực phẩm đạm có nguồn gốc thực vật không có đủ 9 loại axit amin cơ thể cần (thiếu 1 hoặc 2 loại), trừ đậu nành. Ví dụ gạo thiếu lysin, tryptophan…

Ưu điểm Đủ các axit amin, giàu năng lượng (100g thịt gia cầm chứa từ 7 – 23g chất đạm) Dễ tiêu hóa, ít chất béo bão hòa (chất béo xấu)
Nhược điểm Mất nhiều thời gian để tiêu hóa, nhiều chất béo xấu… Ít năng lượng, thiếu các axit amin. Khắc phục bằng cách kết hợp ăn chung nhiều loại thực phẩm từ thực vật (ví dụ gạo nấu cùng đậu) hoặc động vật.

 

4. Một số bệnh thường gặp khi dư thừa protein (chất đạm)

Chất đạm rất cần thiết với cơ thể nhưng chỉ nên bổ sung với liều lượng phù hợp, tùy theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Nếu một người tiêu thụ protein quá mức và trong khoảng thời gian dài, nhất là protein từ động vật chứa nhiều cholesterol sẽ làm gia tăng nguy cơ:

  • Mắc các bệnh tim mạch: Do mỡ máu cao, nguyên nhân thịt đỏ có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.
  • Ung thư: Nhất là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vú, nhiều nghiên cứu khoa học đã kết luận, nguy cơ ung thư ở một người có thể gia tăng nếu trong chế độ ăn của họ có quá nhiều thịt đỏ
  • Bệnh gout: Xảy ra khi máu trong cơ thể được “bổ sung” quá nhiều axit uric. Sự dư thừa này được cho là hậu quả của chế độ ăn nhiều chất đạm có nguồn gốc động vật kéo dài.
  • Tăng cân: protein dư thừa trong cơ thể sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo
  • Rối loạn hệ thống: mạch máu, đau xương khớp, tổn thương gan thận, tiểu đường, táo bón, tiêu chảy, hôi miệng (tình trạng này xảy ra nếu bạn ăn nhiều protein và hạn chế tiêu thụ carbohydrate)
  • Cơ thể bị mất nước: Do dư thừa đạm nên cơ thể sẽ đào thải nitơ dư thừa cùng với chất lỏng và nước gây mất nước.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook