hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Cây thuốc nam Ngãi Cứu

Cây thuốc nam Ngãi Cứu

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris L.

 

Thông tin cơ bản

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. siêu sắc thuốc

Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.


Nhận dạng

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 – 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.

 

Phân bố


Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

 

Chữa bệnh cho phụ nữ

Trong đông y ngải cứu được dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Đối với những chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 10g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày.

Thuốc an thai: Để chữa chứng ra máu, đạu bụng khi mang thai, thai phụ nên dùng bài thuốc: 15g ngải cứu, 15g lá tía tô, thêm 600ml nước lã. Sau đó, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 100-150ml, chia uống làm 3-4 lần trong ngày.
Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa đau bụng, nôn mửa.

 

Điều trị xương khớp

Theo các nghiên cứu thì trong ngải cứu chứa chất tamin có tác dụng chống phù nề, mineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dâ chằng giúp phục hồi cử động sớm. Ngòa ra thì ngải cứu còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Ngoài ra bạn nên uống trà ngải cứu thường xuyên bởi nó có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

 

Giúp an thần giảm đau

Ngải cứu khô khi được hun khói tiết ra chất histamin và acetylcholin là hai chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Chính vì vậy, trong Đông y người ta thường dùng khói ngải cứu để chữa bệnh đau đầu, ân thần, giảm đau nhức. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.

 

Tốt cho dạ dày và tiêu hóa

Theo các nghiên cứu cho thấy các chất đắng và tinh dầu ngải cứu có thể trở thành một chất chống viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Trong Đông y còn sử dụng ngải cứu với mục đích chống giun sán. Dùng nước ép từ lá ngải cứu uống trong vài ngày sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.

 

Một số lưu ý khi dùng ngải cứu

Ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên theo các bác sĩ Đông y Dương Văn Nội- Hội Đông y Việt Nam thì ngải cứu nếu dùng trong thời gian dài, quá liều có thể gây ngộ độc. Người bị trúng độc ngải cứu thường có những biểu hiện, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát. Sau khi dùng thuốc khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính. Độc tính của ngải cứu tác động rõ nhất đối với thần kinh trung ương, khiến cho bệnh nhân lên cơn co giật.



Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyền cáo khi dùng ngải cứu

Phụ nữ mang thai hoặc người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên dùng ngải cứu. Việc điều trị bất cứ bệnh tật nào bằng ngải cứu không nên sử dụng kéo dài bởi vì nó có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh. Nếu dùng ngải cứu quá mức cần thiết nó có thể gây ra nhức đầu và viêm niêm mạc dạ dày. Người có nội nhiệt, cao huyết áp thì không nên dùng

Tìm chúng tôi trên Facebook