hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Cần tây thành phần và dinh dưỡng

Cần tây thành phần và dinh dưỡng

Hợp chất apigenin trong cần tây có vai trò như một chất chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và chống oxy hóa, đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch... Cần tây chứa calci, sắt, phospho, giàu protid so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều amino acid tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.


1. Thành phần dinh dưỡng của cần tây

Cần tây là một loại rau chứa nhiều nước, giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong 100g cần tây (phần ăn được) người ta thống kê được thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng điển hình như sau:

  • Nước: 85 g
  • Năng lượng: 48 KCal
  • Carbohydrate: 7.9 g
  • Chất béo: 0.2 g
  • Chất xơ: 1.5 g
  • Canxi: 325 mg
  • Magie: 18 mg
  • Photpho: 128 mg
  • Kali: 326 mg
  • Vitamin C: 150 mg
  • Vitamin PP: 0.4 mg
  • Vitamin E: 0.27 mg
  • Vitamin K: 29.3 µg

 

1. Tác dụng của cần tây đối với cơ thể

Cần tây có thể cung cấp tới 25% vitamin K mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa các loại vitamin khác như: A, B và C. Tuy hàm lượng calo trong cần tây thấp nhưng nó lại có một số khoáng chất như: folate, kali, choline, mangan, canxi, phốt pho, magie,… Chất xơ trong cần tây có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Cần tây cũng chứa chất chống oxy hóa, đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

  • Điều trị cao huyết áp: Hoạt chất apigenin cùng khoáng chất kali được tìm thấy trong cần tây có khả năng đào thải lượng muối natri dư thừa, ngăn chặn tích nước và giúp giãn nở mạch máu, không làm huyết áp tăng cao.
  • Giảm viêm: Chất chống oxy hóa cùng với polysaccharide của rau cần tây có tác dụng giống như một loại chất kháng viêm, nhất là đối với chất chống oxy hóa polyphenol và flavonoid. Các chất này giúp mang lại sức khỏe toàn diện, nhất là ở đối tượng người cao tuổi bằng cách chống lại tác hại của gốc tự do làm nảy sinh tình trạng viêm. (Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Planta Medica cho thấy chất luteolin trong cần tây có thể ức chế sản xuất COX-2, một loại enzym gây viêm.)
  • Phòng chống ung thư: luteloin trong cần tây còn kết hợp với chất chống oxy hóa apigenin bảo vệ các tế bào (nhất là tế bào DNA) khỏi sự tấn công của gốc tự do, hạn chế tối đa sự hình thành khối u gây nên các bệnh ung thư nguy hiểm.
  • Giảm cân và thanh giả nhiệt: Với thành phần dinh dưỡng chỉ chứa khoảng 10 calo trong một cọng cần tây và một chén cần tây cắt nhỏ chứa khoảng 16 calo. Nó cũng chứa chất xơ (1,6 gam mỗi chén), giúp hạn chế cảm giác thèm ăn vì cần tây đã hấp thụ nước trong đường tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Nhờ có hàm lượng nước lớn cùng các nhóm chất điện giải thiết yếu, cần tây còn được sử dụng như một thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ đào thải độc tố và giải nhiệt cơ thể hiệu quả.
  • Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng canxi trong cần tây rất cao nên có khả năng làm tăng độ tăng mật độ khoáng xương, thậm chí có thể giúp tái tạo xương bị hư tổn. Cùng với đó, hàm lượng vitamin K và vitamin D trong cần tây cũng là những thành tố chính tham gia hoạt hóa ostecalcin, tăng cưỡng phòng tránh loãng xương.
  • Tốt cho gan: Nghiên cứu được thực hiện tại Ai Cập cho biết, khi chuột được cho ăn cần tây đỏ, lúa mạch và rau diếp xoăn, cơ thể chúng giảm được lượng mỡ nguy hiểm tích tụ ở gan. Càng được ăn nhiều những thực phẩm này thì gan của chuột càng khỏe mạnh. Vì thế, các nhà khoa học cũng khẳng định rằng rau cần tây sẽ có phát huy chức năng tương tự ở cơ thể con người.
  • Phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhờ có khả năng làm giảm axit uric, kích thích sản xuất nước tiểu vì tốt cho các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn ở trong các cơ quan sinh sản và ống tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu, u nang, bệnh thận và bệnh rối loạn bàng quang.

 

2. Tác hại của cần tây đối với cơ thể

  • Phản ứng dị ứng: Các triệu chứng có thể sảy ra như: tổ ong, sưng tấy, khó thở... Nếu bị khó thở sau khi ăn cần tây, họ cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Một số người gặp phải một phản ứng gọi là sốc phản vệ, có thể gây tử vong.
  • Thuốc trừ sâu: Cần tây đứng ở vị trí thứ 11 trong danh sách về 15 loại nông sản về việc tích tụ thuốc trừ sâu nhất.
  • Thai phụ: nếu dùng quá nhiều rau cần tây rất dễ bị sảy thai, sinh non hoặc co thắt tử cung.
  • Người bị huyết áp thấp: Do cần tây có tác dụng làm giảm huyết áp nên nó chỉ phù hợp với người tăng huyết áp. Nếu người huyết áp thấp dùng rau cần tây có thể bị hạ huyết áp về mức thấp hơn so với chỉ số cho phép từ đó gây nguy hiểm cho cơ thể.
  • Người ăn kiêng: Không nên lạm dụng cần tây vì nó rất ít calo và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, đầy hơi và tiêu chảy vì cần tây chứa nhiều chất xơ.
  • Ăn cần tây sống và liên tục: Có thể gây ra triệu chứng buồn nôn và có thể cản trở quá trì hoạt động của iốt trong tuyến giáp.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook